Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Bí mật ít người biết có trong mọi chiếc iPhone mà Apple đã ra mắt

iPhone là một chiếc điện thoại cực kỳ phức tạp mà không phải ai cũng nắm rõ về thứ tạo ra nó.

Apple sử dụng rất nhiều kim loại (bao gồm titanium, sắt và vàng) để tạo ra một chiếc iPhone, trong đó nhôm là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể theo ghi nhận từ Motherboard, nhôm chiếm tỷ trọng khoảng 24% của một chiếc iPhone, tiếp theo là sắt với 14%. Các thành phần đồng và cobalt cũng chiếm các tỷ trọng lần lượt là 6% và 5%.

Bí mật ít người biết có trong mọi chiếc iPhone mà Apple đã ra mắt

Mặc dù không tồn tại ở dạng tinh khiết trong tự nhiên nhưng nhôm lại là một trong những thành phần kim loại có nhiều nhất trên thế giới. Để tạo ra nhôm, các nhà sản xuất sử dụng phương thức tinh chế từ quặng bô-xit. Trung Quốc là quốc gia sản xuất nhôm lớn nhất trên thế giới nhưng tại Mỹ, nguồn nhập khẩu nhôm lại đến từ Canada.

Bên cạnh các vật liệu trên thì để tạo ra iPhone, Apple cũng sử dụng các nguyên tố hiếm khác gồm yttrium và europium - vốn đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất pin trên iPhone. Dù chỉ đạt tỷ trọng rất nhỏ nhưng chúng lại đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng giúp iPhone rung khi có tin nhắn hay tạo ra màu sắc cho màn hình…

Bí mật ít người biết có trong mọi chiếc iPhone mà Apple đã ra mắt

Nhưng sự bùng nổ của thị trường smartphone khiến các nhu cầu dành cho các nguyên tố nói trên cao hơn. Việc khai thác các nguồn tài nguyên không đúng cách dẫn đến các phóng xạ cũng như nguồn carcinogens nhiễm vào nguồn nước ảnh hưởng môi trường sống. Thậm chí quá trình khai thác cũng phá hủy rừng, gây ảnh hưởng đến đất nông nghiệp và đặc biệt thợ khai thác cũng nhiễm độc có thể gây ung thư và nhiều bệnh khác.

Hiện tại Apple đang tìm cách giảm và thậm chí ngừng sử dụng các nguyên tố nói trên để thay thế bằng các vật liệu tái chế, giúp đảm bảo môi trường xanh hơn.

Theo Kiến Tường (Dân Việt)

Thuê `click tặc` đốt tiền đối thủ quảng cáo: Chiêu bẩn và đòn trả đũa

Dịch vụ "click tặc" xuất hiện thời gian gần đây khiến nhiều doanh nghiệp tốn chi phí quảng cáo Google Adwords nhưng không tiếp cận được khách hàng, thậm chí cạn kiệt ngân sách còn đối thủ dùng click tặc có cơ hội ngoi lên.

Thuê click tặc để triệt đối thủ

Để có thể tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng, các doanh nghiệp kinh doanh online hiện nay phần lớn đều sử dụng dịch vụ Google Adwords. Đây là một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình tiếp cận khách hàng thông qua từ khóa. Khi người dùng tìm kiếm một từ khóa nào đó trên Google Search, công cụ này sẽ ưu tiên hiển thị những đường link đã mua từ khóa đó.

Nếu người tìm kiếm bấm vào đường link, số tiền trong ngân sách dùng để mua từ khóa của doanh nghiệp sẽ bị trừ. Google sẽ dựa trên độ hot, số lượng người mua và ngân sách dành cho từ khóa mà sắp xếp thứ tự ưu tiên và định giá cho mỗi từ khóa cụ thể. Từ khóa càng hot thì giá click vào link càng cao, gọi là “đấu giá từ khóa”.

Có thể lấy ví dụ sau để hiểu rõ hơn về dịch vụ này. Hai doanh nghiệp A và B cùng đặt giá cho từ khóa X, doanh nghiệp nào đặt giá cao hơn thì Google sẽ ưu tiên hiển thị trước. Thay vì đấu với đối thủ A ở mức giá cao hơn đối thủ, doanh nghiệp B chấp nhận mức giá thấp hơn và sử dụng thêm các công cụ để click liên tục vào link của A khiến ngân sách quảng cáo của A hết sạch.

Làm như vậy sẽ được 2 cái lợi: Thứ nhất, doanh nghiệp A tốn chi phí quảng cáo nhưng không tiếp cận được với khách hàng. Thứ hai, khi ngân sách quảng cáo của A đã cạn, link của A sẽ không được ưu tiên hiển thị mà thay vào đó là link của B. Và như vậy, doanh nghiệp B tiếp cận được với khách hàng dù có mức giá đấu thầu từ khóa thấp hơn doanh nghiệp A. Đây là một cách cạnh tranh không lành mạnh song hiện nay lại được sử dụng rất nhiều.

Thuê click tặc đốt tiền đối thủ quảng cáo: Chiêu bẩn và đòn trả đũa"Click tặc" làm ngân sách quảng cáo của doanh nghiệp bị cạn kiệt nhanh chóng

Giải pháp chống “click tặc” của Google

Nhận thấy những bất cập và kẽ hở của dịch vụ, Google đã có một bộ lọc cho phép loại bỏ, không tính phí cho những IP (địa chỉ mạng) liên tục click vào từ khóa. Người dùng quảng cáo cũng có thể chủ động không cho phép các IP của “click tặc” click vào quảng cáo. Song, phương thức này khá bị động bởi lẽ chẳng có click tặc nào ngây thơ đến mức chỉ dùng một IP mà click liên tục vào quảng cáo vì việc tạo IP ảo quá đơn giản. Chưa kể, click tặc còn sử dụng các thiết bị phát 3G và reset sau mỗi lần click để có IP mới.

Thế nên tất cả diễn ra trong vòng vài giây cho một lượt click và reset với các phần mềm chuyên dụng. Thậm chí có doanh nghiệp chủ động yêu cầu nhân viên của mình dùng nhiều điện thoại click vào link đối thủ theo cách thủ công. Tuy chậm nhưng đây là cách tự nhiên và khó theo dõi cũng như ngăn chặn nhất. Với các từ khóa hot, một lần click có giá đến vài chục ngàn đồng, chỉ cần 10 click cũng đã làm tiêu tốn vài trăm ngàn đồng của đối thủ. Chỉ vài phút mà thiệt hại vài trăm ngàn đồng là không nhỏ.

Sôi động dịch vụ cho thuê “khiên, giáo”

Không chấp nhận phó mặc cho giải pháp chống click tặc của Google, bản thân các doanh nghiệp chọn dịch vụ quảng cáo trên mạng tự tìm cách cứu mình. Những nạn nhân của click tặc sẽ nhanh chóng tìm đến với các dịch vụ “cho thuê khiên” tức là sử dụng dịch vụ, công cụ, phần mềm chống click tặc như Novaon AutoAds, chanclickao, ClickGUMSHOE... Các phần mềm này sẽ lọc IP, lọc thiết bị dựa trên hành vi đồng thời gửi báo cáo đến Google khi bị click tặc để Google không tính phí quảng cáo.

Thuê click tặc đốt tiền đối thủ quảng cáo: Chiêu bẩn và đòn trả đũaSôi động dịch vụ cho thuê "khiên" giúp doanh nghiệp phòng chống "Click tặc"

Chi phí thuê “khiên” khoảng vài trăm ngàn đồng /tháng cho các gói dịch vụ phổ thông. Gói cao cấp hơn sẽ có nhân viên thường trực theo dõi các hoạt động quảng cáo và các click vào quảng cáo. Nhiều nạn nhân của click tặc khi phát hiện ra đối thủ chơi xấu cũng sử dụng luôn dịch vụ “cho thuê giáo” để tấn công ngược lại đối thủ có giá lên đến 10 triệu đồng/năm.

Sự sôi động ở các giải pháp hay dịch vụ cho thuê còn thể hiện ở tính chủ động của chính các doanh nghiệp trong chiến dịch chống lại click tặc. Đơn giản vì các dịch vụ chống click tặc cũng chỉ dám quảng cáo có thể chống đến 80% click ảo. Như vậy, có thể thấy là hiệu quả chỉ khoảng 50%-60%. Muốn tăng hiệu quả này, ngoài việc dùng các phần mềm, bản thân doanh nghiệp kết hợp thêm các giải pháp khác: Chia chiến dịch quảng cáo ra làm nhiều chiến dịch nhỏ và theo những giờ khác nhau trong ngày. Chẳng hạn chia làm 4-5 đợt. Nếu đợt này bị tấn công cạn ngân sách thì đợt sau vẫn còn.

Doanh nghiệp vẫn kiên trì chiến dịch quảng cáo nếu lợi nhuận vượt hơn chi phí quảng cáo dù có bị click tặc. Bởi lẽ, nếu doanh nghiệp có thể chống chịu trong thời gian dài, đối thủ có thể nản chí và bỏ cuộc. Song song đó, doanh nghiệp thường xuyên tương tác với support Google để họ chú ý và hỗ trợ tốt hơn; Kiểm tra từ khóa nào click ảo nhiều nhất và theo khung giờ nào. Khi đó hãy giảm giá thầu xuống mức thấp hơn.

Suy nghĩ, tìm kiếm những từ khóa ngách, từ khóa dài, kém hot nhưng có hiệu quả và gần gũi với dịch vụ, sản phẩm của mình để đa dạng hóa từ khóa. Ví dụ, thay vì dùng “thiết kế nội thất” hãy dùng “thiết kế nội thất giá tốt”, “thiết kế nội thất nhanh”... Sau cùng, giảm lệ thuộc vào Google Adwords, tối ưu hóa website để tăng lượng Organic search (tìm kiếm tự nhiên).

Theo Vy Ái Dân (VietNamNet)

Bỏ chục triệu sắm smartphone, cần cân nhắc những yếu tố này

Khả năng chống nước, camera, loa, khả năng hiển thị cùng thời gian hỗ trợ sản phẩm là những yếu tố người dùng không thể bỏ qua khi quyết định mua một chiếc smartphone cao cấp.

Tùy vào sở thích, nhu cầu mà mỗi người dùng sẽ có lựa chọn smartphone khác nhau. Đó có thể là kích thước màn hình, tính năng, bộ nhớ, thiết kế bên ngoài hay phần mềm. Nhà sản xuất cũng sẽ dựa trên những yếu tố này để tạo ra các phân khúc, mẫu sản phẩm có những mặt nổi trội dành riêng cho từng nhóm người dùng.

Tuy nhiên khi đã bỏ ra một số tiền kha khá cho một chiếc smartphone bây giờ, cụ thể là vào khoảng 600 USD trở lên, đây là những yếu tố cơ bản mà người dùng phải nhận thức rằng họ đáng được sở hữu nó.

Bỏ chục triệu sắm smartphone, cần cân nhắc những yếu tố này600 USD trở lên là một mức giá không hề nhỏ cho một chiếc smartphone, và người dùng xứng đáng có được nhiều thứ từ nó. Ảnh: Android Central.Chống bụi bẩn và nước

Đây là một tính năng không còn xa lạ trên smartphone ngày nay. Một chiếc di động vài trăm USD cũng đã được trang bị, bên cạnh các dòng thuộc phân khúc cao cấp thậm chí còn đạt đến một mức độ kiểm tra, chứng nhận nhất định.

Người dùng có thể nghĩ rằng họ cẩn thận và luôn giữ chiếc điện thoại trong tay, tuy nhiên chắc chắn sẽ luôn xuất hiện những trường hợp bất khả kháng và bạn phải cần đến tính năng thường được gọi là khả năng chống nước chuẩn IP (Ingress Protection, khác với địa chỉ IP là Internet Protocol).

Có rất nhiều mức độ IP khác nhau như 57, 58, 67 hay 68. Trong đó, các số hàng chục 5,6 chỉ mức chống bụi, và hàng lẻ 7,8 nói đến khả năng chống nước.

Màn hình không bị chói nắng

Chúng ta thường tập trung vào kích thước hay độ phân giải màn hình mà bỏ qua yếu tố cực kỳ quan trọng: khả năng hiển thị ngoài trời nắng. Thậm chí điều này còn ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh chụp từ camera. Bạn không thể có những bức ảnh đẹp ngoài trời nếu không thấy rõ những gì mình sắp chụp trên màn hình.

Chất lượng màn hình trên smartphone ngày càng được cải tiến, tuy nhiên không phải hãng nào cũng chăm chút cho sản phẩm của họ yếu tố này. Nhưng trừ trường hợp người bán cho sử dụng thử sản phẩm ở ngoài trời, bạn rất khó để kiểm tra thiết bị, do đó, hãy đọc nhiều bài viết, đánh giá về chất lượng màn hình thiết bị trước khi đưa ra quyết định.

Camera chụp tốt trong nhiều điều kiện ánh sáng

Cuộc chiến về camera giữa các hãng di động sẽ không bao giờ chấm dứt, và người được hưởng lợi nhiều nhất chính là người dùng. Nếu như quyết định mua một chiếc smartphone nào với mức giá từ 600 USD, đây là tính năng mà bạn không bao giờ được thỏa hiệp với nhà sản xuất.

Bỏ chục triệu sắm smartphone, cần cân nhắc những yếu tố nàyCuộc cạnh tranh khốc liệt khiến thương hiệu nào có chất lượng camera kém nổi bật gần như sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Ảnh: Android Central.

Người ta có thể mang các smartphone đặt lên bàn cân để so sánh về chất lượng hình ảnh, sau đó tùy vào cảm nhận chủ quan mà mỗi người dùng sẽ chọn cho họ chiếc điện thoại phù hợp.

Tuy nhiên hãy nói không với bất kỳ chiếc smartphone nào cho ra hình ảnh mờ nhạt, vỡ nét hoặc đổi màu. Không nhất thiết đó phải là bức hình đẹp nhất mà bạn từng chụp, song với mức giá này, chất lượng hình ít nhất phải trên trung bình. 

Loa cho âm thanh tốt, không bị rè.

Chất lượng âm thanh không nhất thiết phải lấp kín không gian phòng, và trong thời đại mà smartphone ngày càng mỏng, đây dường như lại là điều bất khả thi. Ngoài ra, các dòng sản phẩm giá rẻ thường không được chú ý chăm chút ở yếu tố này, bởi không nhiều người dùng thực sự quan tâm hay lựa chọn mua thiết bị chỉ bởi loa của nó có tốt không.

Tuy nhiên khi đã bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua smartphone, bạn được quyền yêu cầu nhà sản xuất tỉ mỉ hơn cho chiếc di động của mình. Hãy thử mở bất kỳ bản nhạc có sẵn trong máy, hoặc bật một clip trên YouTube, chuyển âm lượng từ mức thấp nhất đến tối đa để kiểm tra độ trong trẻo, đầm ấm hay bất kỳ thang đo nào theo ý bạn.

Dung lượng lưu trữ từ 64 GB trở lên

Không cần phải nói nhiều, thậm chí 64 GB cũng trở nên quá ít khi so với những nội dung số ngày nay. Còn nếu nói rằng bạn không có nhiều nhu cầu lưu trữ bây giờ, hãy tưởng tượng viễn cảnh sau 2 hoặc 3 năm, chiếc điện thoại của bạn chạy ì ạch vì bộ nhớ quá ít, trong khi với mức giá từ 600 USD trở lên, nó đáng phải nhận được nhiều hơn.

Bỏ chục triệu sắm smartphone, cần cân nhắc những yếu tố nàyNội dung số ngày càng đa dạng, hấp dẫn và nhất là "nặng" khiến 64 GB thậm chí cũng khó đủ cho người dùng lưu trữ lâu dài. Ảnh: Android Central.

Thực ra tăng thêm dung lượng lưu trữ không quá tốn kém với các hãng, tuy nhiên vấn đề chi phí lại nằm ở việc quản lý kho hàng khi danh mục thiết bị quá đa dạng.

Được cập nhật hệ điều hành ít nhất hai năm

Rất khó để xác nhận điện thoại có được yếu tố này hay không, người dùng cần phải xét trên lịch sử các dòng sản phẩm của hãng trước đó, cùng lời hứa từ nhà sản xuất. Tuy nhiên, đây vẫn là điều mà người mua không thể bỏ qua.

Ngoài ra, cũng cần chú ý đến các bản cập nhật hàng tháng. Hiện nay có thể nói không nhiều thương hiệu có thể đảm bảo được điều này cho người dùng.

Theo Đại Việt (Tri Thức Trực Tuyến)

Số lượng đặt mua Bphone 3 đúng như kế hoạch và kỳ vọng của Bkav

Theo số liệu thống kê chính thức từ Bkav, đến nay đã có gần 4.000 người dùng đặt mua Bphone thế hệ mới (Bphone 3). Đại diện Bkav chia sẻ, số lượng đặt mua Bphone 3 đang đúng kế hoạch và kỳ vọng của nhà sản xuất này.

Số lượng đặt mua Bphone 3 đúng như kế hoạch và kỳ vọng của BkavChủ tịch kiêm CEO Bkav  Nguyễn Tử Quảng giới thiệu Bphone thế hệ mới - Bphone 3 với sứ mệnh chinh phục thị trường tại lễ ra mắt vào ngày 10/10/2018.

Sáng nay, ngày 15/10/2018, tròn 5 ngày sau khi các phiên bản smartphone thế hệ mới của Bkav – Bphone 3, Bphone 3 Pro được Bkav chính thức ra mắt người dùng, nhà sản xuất này đã chia sẻ về một số thông tin liên quan đến những kết quả bước đầu về phản ứng thị trường đối với Bphone thế hệ thứ 3.

Cụ thể, cùng với việc xác nhận thông tin toàn bộ 1.500 suất đặt cọc Bphone 3 giá ưu đãi đã hết ngay trong ngày 10/10, Bkav cũng cho hay, đến thời điểm hiện tại đã có gần 4.000 người dùng đặt mua Bphone 3. Các khách hàng đặt mua có ở khắp mọi miền đất nước, trong đó nhiều nhất là người dùng Hà Nội và TP.HCM đặt mua thông qua các cửa hàng và qua website Bphone.vn.

Cũng theo số liệu thống kê từ hệ thống của Bkav, trong tổng số gần 4.000 người dùng đã đặt mua Bphone 3 và Bphone 3 Pro, tỷ lệ đặt mua phiên bản cận cao cấp Bphone 3 Pro “nhỉnh” hơn so với phiên bản Bphone 3 thường dành cho phân khúc trung cấp, với các tỷ lệ tương ứng lần lượt là 57% và 43%.

Trả lời câu hỏi về so sánh mức tiêu thụ của smartphone Bphone thế hệ mới so với 2 mẫu smartphone “tiền nhiệm” là Bphone 1 và Bphone 2, đại diện Bkav cho rằng việc so sánh giữa các phiên bản của Bphone là tương đối khó bởi mỗi phiên bản smartphone Bphone ra đời đều có một sứ mệnh riêng.

“Bphone 1 là khẳng định Việt Nam có thể làm được smartphone cao cấp. Bphone 2 có nhiệm vụ chinh phục niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam còn Bphone 3 là chinh phục thị trường. Số lượng đặt mua lần này đang đúng kế hoạch và kỳ vọng của chúng tôi”, đại diện Bkav nhấn mạnh.

Đặc biệt, theo ghi nhận của ICTnews, ở góc độ cảm nhận của người dùng, Bkav, Chủ tịch kiêm CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng và smartphone Bphone thế hệ mới đã nhận được nhiều đánh giá tích cực, có thiện cảm hơn của giới công nghệ, truyền thông cũng như người dùng. Đây là điều khác hẳn với hai lần ra mắt Bphone trước đây, khi cả sản phẩm lẫn CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng bị “ném đá tơi bời”. Ngoài ra, theo chia sẻ của đại diện Bkav, với lần ra mắt Bphone mới, các khách hàng nhìn chung khá hài lòng với cả Bphone 3 và Bphone 3 Pro.

Theo kế hoạch, Bkav sẽ chính thức mở bán Bphone 3 vào ngày 19/10/2018. Như vậy, từ ngày 19/10, người dùng có thể đến trải nghiệm và mua Bphone 3 tại chuỗi 300 cửa hàng liên kết của Bkav trên toàn quốc hoặc đặt mua Bphone 3 tại Bphone.vn. Thời điểm hiện tại danh sách 300 cửa hàng trải nghiệm và bán smartphone Bphone 3, Bphone 3 Pro đã được Bkav công bố trên website Bphone.vn.

Ngày 10/10 vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), smartphone Bphone thế hệ thứ ba của Bkav đã được chính thức cho ra mắt. Bphone thế hệ thứ ba có 2 phiên bản là Bphone 3 và Bphone 3 Pro. Trong đó, Bphone 3 có 2 màu là Black (Đen) Titan và White (Trắng) Silver. Bản Black Titan có mặt lưng màu đen và khung viền màu titan; bản White Silver có mặt lưng màu trắng và khung viền màu trắng bạc. Bphone 3 Pro có 2 màu là Black (Đen) Gold và White (Trắng) Gold. Bản Black Gold có mặt lưng màu đen và khung viền màu vàng; và bản White Gold có mặt lưng màu trắng và khung viền màu vàng. Giá của 2 phiên bản Bphone 3 và Bphone 3 Pro lần lượt là 6.990.000 đồng và 9.990.000 đồng.

Theo Vân Anh (Ictnews.vn)

Bí mật ít người biết có trong mọi chiếc iPhone mà Apple đã ra mắt

iPhone là một chiếc điện thoại cực kỳ phức tạp mà không phải ai cũng nắm rõ về thứ tạo ra nó. Apple sử dụng rất nhiều kim loại (bao gồm tita...